Sáng ngày 05/02/2023 (tức ngày 15 tháng Giêng) UBND phường Ngọc Châu, Ban quản lý di tích đình Ngọc Uyên tổ chức Lễ hội truyền thống đình Ngọc Uyên xuân Quý Mão năm 2023. Về dự có đồng chí Phạm Xuân Bích – Thành ủy viên – Trưởng phòng Văn hóa thông tin thành phố cùng các đồng chí trưởng các ban, ngành thành phố cũng về dự.
Ở phường có đồng chí Phạm Văn Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND phường; cùng tham dự có các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy – HĐND, Lãnh đạo UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ, các ban ngành, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội; Hiệu trưởng các nhà trường; cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ; ông, bà Bí thư chi bộ, trưởng khu dân cư, trưởng ban công tác mặt trận các khu dân cư; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nhân dân trong phường và quý khách thập phương.
Lễ hội đình Ngọc Uyên được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng hàng năm.
Năm 1994, đình Ngọc Uyên đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nơi đây thờ hai Đức thánh thần hoàng làng là Lê Viết Hưng và Lê Viết Quang, ngọc phả để lại cho biết:
Thân phụ sinh ra hao vị thần hoàng làng là cụ Ông Lê Viết Đức và cụ bà là Bùi Thị Nguyên, nguyên quán là thôn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Vốn xuất thân nghèo khó, lại hiếm muộn đường tử tong nên ông bà rời cố hương tìm nơi đất lành sinh sống, tới làng Ngọc Uyên, gặp nơi đất tốt, bằng phẳng lại phì nhiêu, cây cối xanh tươi, sông nước thuận hòa bèn xin ngụ lại sinh sống. Bỏ công khai phá đất hoang, trồng lúa, đánh bắt cá tôm, cùng bà con bản địa lập lên điền trại. Tại đây, thuận ý trời ông bà sinh đôi hai trai, tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, hai cụ đặt tên một người là Lê Viết Hưng, một người là Lê Viết Quang. Nhị vị càng lớn càng vạm vỡ, khỏe mạnh, thân hình cao lớn, trí tuệ khác người, văn chương toàn diện, võ nghệ tinh thông.
Năm 930, Vu Nam Hán đem quân xâm lược nước ta, không chịu nổi ách thống đô hộ, khắp nơi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Năm 939, Ngô Quyền được nhân dân và tướng sỹ ủng hộ đánh bại quân Nam Hán trên sông Bặch Đằng, mở ra một kỷ nguyên thống nhất đất nước. Năm 944, Ngô Quyền mất, triều chính rối loạn, dẫn đến loạn 12 xứ quân, cuộc sống chìm đắm trong khổ đau. Từ đất Hoa Lư (Ninh Bình), Đinh Bộ Lĩnh phất cờ khởi nghĩa dấy binh dẹp loạn được nhân dân ủng hộ. Hòa cùng bách khí, dân làng Ngọc Uyên cũng đóng góp nhân tài vật lực với mong muốn sớm phục hưng đất nước. Hai anh em Lê Viết Hưng và Lê Viết Quang tình nguyện theo Đinh Bộ đầu hưng binh trấn giữ vùng châu thổ, đánh thắng nhiều trận ở vùng Chí Linh, Thanh Lâm. Do có công với nước, hai ông được Vua Đinh phong tước, nhân dân lập đền thờ tôn làm Thần Hoàng Làng.
Đinh Ngọc Uyên được xây dựng từ bao đời nay, trước vốn được xây dựng ở giữa làng về phía Nam, thuộc xóng giếng quan; đây vốn là khu đất trũng, không được thoáng đãng, bất tiện cho việc đi lại thăm viếng, thờ cúng. Sau được di về địa điểm ngày nay, cao ráo, thoáng mát. Theo các cụ cao niên trong làng, khu đất này trắc địa bởi thế đầu rồng, ngôi đình nằm chính trán rồng, chếch trước cửa đình về phía Đông Nam khoảng 200 mét có hai ao tròn tựa mắt rồng, lại có ý cho rằng, đình làng có thế “Rồng chầu hổ phục” có thể trường tồn mãi mãi.
Tuy khó xác định năm khởi dựng đình, song căn cứ tài liệu hồ sơ di tích do Bảo tang tỉnh Hải Dương lập thì thời gian chuyển về địa điểm hiện nay đồng thời cũng là một đợt trùng tu lớn được thực hiện vào năm Tự Đức thứ hai tháng tư năm Kỷ Dậu (1849) như dòng chữ khắc trên Thượng lương ghi rõ “ Hoàng triệu Tự Đức thứ hai năm Kỷ Dậu tháng tư”.
Ngoài giá trị về lịch sử, kiến trúc, đình Ngọc Uyên còn là di tích lịch sử cách mạng. Lễ hội đình Ngọc Uyên sẽ trở thành một ngày hội lịch sử văn hóa tiêu biểu, ngày càng được tổ chức trang trọng. Đây là nơi hội tụ tinh hoa và tỏa sang, là biểu tượng cao đẹp về giá trị lịch sử và văn hóa, thể hiện đầy đủ vẻ đạp thăng hoa muôn màu gấm vóc, trí tuệ, đạo đức, cốt cách, bản lĩnh tâm hồn và niềm tự hào dân tộc.
Đảng bộ và nhân dân Ngọc Châu đã, đang và sẽ tiếp tục đem hết sức minh chăm lo gìn giữ tôn tạo khu di tích, tổ chức các hoạt động lễ hội, để khu di tích xứng đáng với tầm vóc lịch sử là nơi phụng thờ Nhị vị đại vương đồng thời là nơi giáo dục truyền thống lịch sử cho lớp lớp các thế hệ tương lai.