CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2023 PHƯỜNG NGỌC CHÂU
10/04/2023 12:00:00

Với mục tiêu cải thiện chỉ số cải cách hành chính của phường trong năm 2023, UBND phường Ngọc Châu đã ban hành các giải pháp thực hiện công tác cải cách hành chính trên một số nội dung cải cách hành chính, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.

Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan và các ban ngành chuyên môn trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 và gắn với thực hiện kế hoạch của địa phương. Tăng cường, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh thực hiện công tác cải cách hành chính tại UBND phường. Đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cải cách hành chính của phường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 25/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên đài truyền thanh phường, lồng ghép tuyên truyền cải cách hành chính với phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các chủ trưởng của Đảng, pháp luật của nhà nước trên địa bàn phường.

Tăng cường theo dõi, đánh giá, lấy ý kiến của công dân, tổ chức khi đến giao dịch giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phường; Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 61/2018/NĐ-CP Về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả phần mềm một cửa điện tử tại bộ phận tiếp nhận trả kết quả phường. Thực hiện cung cấp thông tin về tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định như: Công khai địa chỉ, hộp thư, số điện thoại, mail cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính.

Thứ hai, về cải cách thể chế, UBND phường đề ra giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng quy trình ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của xã trên tất cả các lĩnh vực; khắc phục tính thụ động trong việc chuẩn bị, soạn thảo, thẩm định văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong quá trình xây dựng và phát hành văn bản, phát huy tính dân chủ, nâng cao chất lượng văn bản. Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát việc ban hành văn bản QPPL tại đơn vị UBND xã, để đảm bảo về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và tiến độ thực hiện.

Thứ ba, về cải cách thủ tục hành chính, UBND phường xác định các nhiệm vụ cụ thể, đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp phường. Kiện toàn nhận sự làm việc tại bộ phận một cửa đúng theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến Kiểm soát TTHC; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát TTHC; Triển khai thực hiện các TTHC đã được UBND tỉnh công bố, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc công khai thủ tục hành chính và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đảm bảo 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường được cập nhật, niêm yết công khai kịp thời, đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường. Đồng thời tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia; Tiếp tục thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp, sáng kiến, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính. Tăng cường các giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 đối với một số thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết.

Thứ tư, về cải cách tổ chức bộ máy. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 25/10/2018 của Ban chấp hành TW đảng Khóa XII Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thủ tướng Chính phủ; Tiếp tục thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ “về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Đổi mới phương thức làm việc của cán bộ, công chức cấp phường; đồng thời tổ chức thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng cơ chế một cửa cấp xã đi vào hoạt động nề nếp để tổ chức và công dân khi đến giao dịch tại cơ quan hành chính nhà nước được dễ dàng hơn.

Thứ năm, về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp phường, nhất là sau đại học; tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp phường để từng bước nâng cao trình độ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Tăng cường công tác tự kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm chấn chỉnh một cách mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và chấn chỉnh việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, đạo đức công vụ, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ sáu, về cải cách tài chính công. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công; Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ Tài chính, về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; Nâng cao hiệu quả, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, nhất là lĩnh vực đầu tư công, quản lý tài sản công. Tăng cường chỉ đạo triển khai đầy đủ các quy định về công khai tài sản, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong công tác thu, chi ngân sách hàng năm.

Thứ bảy, về hiện đại hóa hành chính. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trọng tâm là sử dụng hiệu quả các phần mềm: Quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử công vụ, phần mềm một cửa điện tử, chữ ký số, phần mềm quản lý của UBND phường và trong giải quyết thủ tục hành chính. Duy trì 100% văn bản đi/đến được xử lý trên phần mềm quản lý văn bản điều hành; sử dụng trao đổi văn bản trên môi trường mạng bằng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số. Triển khai thực hiện dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 đối với một số thủ tục phù hợp với điều kiện dân trí ở địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và có biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện. 100% cán bộ, công chức UBND phường được trang bị máy tính để phục vụ công việc; 100% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND phường.

Tiếp tục áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO TCVN 9001-2015. Để triển khai thực hiện tốt các giải pháp trên, UBND phường gắn công tác cải cách hành chính với triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch, có sự chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp giữa các ban, ngành chuyên môn để thực hiện toàn diện, có chất lượng, hiệu quả và đồng bộ các nhiệm vụ trong kế hoạch cải cách hành chính năm 2023.

Yêu cầu các ban ngành chuyên môn của UBND phường chủ động, nghiên cứu, sáng tạo quyết liệt áp dụng những giải pháp đổi mới để cải cách hành chính là khâu đột phá trong công tác quản lý, điều hành. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính đảm bảo đạt kết quả tốt; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính là cơ sở để đánh giá, xếp loại cán bộ công chức và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

(tải về1;)
(tải về1;tải về2;)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG NGỌC CHÂU - TP HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban Biên tập: Phạm Văn Cảnh - Chủ tịch UBND phường

Địa chỉ: Số 18 Trần Thánh Tông, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0220.6292696

Email: ngocchau.tphaiduong@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 5
Tất cả: 13,591